Khi cơn ốm nghén ập đến, bạn vô cùng mệt mỏi, uể oải. Nếu như trước đây, những món ăn mà bạn vô cùng yêu quý đã ngay lập tức trở nên vô cùng kinh khủng khi chỉ mới thoảng ngửi thấy mùi hương.
Điều này càng tệ hại hơn khi lúc này, bạn khó có thể biết mình nên ăn gì. Trong khi thai nhi trong bụng mẹ lại vô cùng cần thiết dinh dưỡng mà mẹ nạp vào cơ thể.
Danh sách 49 thực phẩm trị ốm nghén lành mạnh và hữu ích dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số ý tưởng tuyệt diệu về những thứ nên ăn, thậm chí có thể giúp bạn bớt căng thẳng và lo lắng về giai đoạn thai nghén này.
Mục Lục
49 Loại Thực Phẩm Cho Chứng Ốm Nghén Và Buồn Nôn Khi Mang Thai
Như đã nói, đây là một danh sách khổng lồ những thứ nên ăn để giúp bạn vượt qua cơn buồn nôn khi mang thai. Hy vọng rằng một số món ăn nhẹ và thực phẩm dành cho mẹ bầu nghén nặng này sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong việc lên thực đơn đặc biệt của mình trong bước đầu của hành trình thai sản.
I. Nhóm Kết Hợp Giúp Cân Bằng Lượng Đường Trong Máu – Thực phẩm kết hợp Protein, Chất béo và Carb
1. Bơ đậu phộng + bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn
2. Phô mai (Có thể sử dụng Phô mai con bò cười) kết hợp bánh mì Sandwich ngũ cốc nguyên hạt
3. Salad cá ngừ + bánh mì ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh quy giòn
4. Trứng và bánh mì nướng ngũ cốc nguyên hạt
5. Ngũ cốc và sữa
6. Chuối với bơ hạt (Bơ từ các loại hạt ngũ cốc: đậu phộng, hạt điều, mắc ca, hạnh nhân…)
7. Các loại hạt và nho khô
8. Các món từ Thịt Gà kết hợp gạo lứt hoặc hạt diêm mạch (Hạt quinoa: 1 loại hạt vô cùng có lợi, giúp ổn định đường huyết)
9. Phô mai Cottage (Cottage cheese), sữa chua hy lạp hoặc Phô mai ricotta ăn cùng với trái cây.
10. Bột yến mạch với bơ đậu phộng
11. Khoai lang
12. Phô mai và Bánh quy giòn ngũ cốc nguyên hạt
13. Phở gà
14. Sinh tố trái cây với sữa chua Hy Lạp hoặc bơ hạt
II. Nhóm Đơn Lẻ – Thực đơn cung cấp dinh dưỡng và xua tan cảm giác buồn nôn cho mẹ bầu
15. Gà nướng hoặc quay
16. Thanh năng lượng Larabars
17. Bánh quy giòn, sử dụng như loại đồ ăn vặt
18. Mứt Gừng – Hoặc Trà Gừng (Uống ấm vào buổi sáng, ngay sau khi vừa thức dậy sẽ kiểm soát tốt cơn ốm nghén).
=> Đặc biệt lưu ý: Không lạm dụng, sử dụng quá nhiều Gừng. Không uống vào buổi tối tránh mất ngủ. Tránh dùng trước các ca phẫu thuật sinh mổ, vì sẽ gây mất máu
19. Trái Bơ
20. Hạnh nhân rang muối
21. Dâu tây
22. Thịt khô các loại (Khô bò, khô gà, chà bông heo, chà bông cá lóc).
=> Lưu ý: nên chọn loại có nguồn gốc xuất xứ thương hiệu uy tín, rõ ràng, đảm bảo. Và tránh các loại khô tẩm ớt cay nóng. Tốt nhất các mẹ nên làm thịt khô tại nhà
23. Khoai tây nướng
24. Bánh Cookies nhạt
=> Bánh Kirkland European Cookies USA
=> Bánh quy bà bầu Morinaga Marie
=> Bánh bà bầu Morinaga Choice
=> Bánh quy cho bà bầu Pigeon
=> Bánh quy Matilia
25. Pho mát sợi
26. Bánh Sandwich sữa chua Mini Pocket của Đài Loan
27. Bánh hạnh nhân đậu đen
28. Quả Lựu
29. Nho
III. Nhóm đồ ăn chế biến vô cùng hấp dẫn
30. Salad ăn cùng Bít tết
31. Sốt Hummus (Sốt đậu gà) với bánh mì pita nguyên cám và ô liu
32. Bánh Burritos đậu và cà rốt
33. Thịt bò hầm
34. Bánh mì nướng bơ đậu phộng & chuối
35. Gà quay và salad ăn kèm
36. Bông cải xanh
37. Thịt Nướng kết hợp khoai tây nghiền và cà rốt
38. Mì Ramen tốt cho sức khỏe, Cung cấp protein cho cơ thể
IV. Nhóm thức uống để ngăn chặn cảm giác buồn nôn khi mang thai
39. Đồ uống điện giải
=> Nước uống năng lượng Pocari, Aquarius. Các loại nước này chứa các chất điện giải như Kali, Natri giúp bổ sung những chất điện giải mà cơ thể mất đi. Do là nước uống thể thao và nước ngọt có gas nên chứa nhiều đường và hương liệu nhân tạo. Nên các mẹ nên chỉ dùng 1 lượng vừa phải.
41. Nước ép từ trái bưởi
42. Nước Cam
43. Nước ép quả lựu
44. Nước Switchel (1 loại thức uống được làm từ gừng, giấm táo, chanh hoặc cam, mật ong)
45. Nước mía (Có thể kết hợp nước mía cùng 1 nhánh gừng đập dập, sẽ xua tan cơn nghén tức thì hiệu quả)
46. Nước chanh vắt kết hợp cùng mật ong.
47. Trà Lá Bạc hà
48. Nước Me (Đá Me làm từ quả me chín)
49. Đá Viên
=> Phương án này là phương án cuối cùng cho các mẹ nếu các phương án trên không mang lại hiệu quả. Các mẹ có thể để quả nho tươi vào ngăn đông để ngậm. hoặc các loại thức uống khác làm thành đá viên để ngậm. Mỗi khi buồn nôn thì ngậm 1 viên
4 TIPS DÀNH CHO MẸ BẦU KHI BỊ ỐM NGHÉN
Nếu bạn cảm thấy buồn nôn vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, hãy đảm bảo rằng bạn đã thử 4 tips dưới đây trong ít nhất vài ngày mỗi tips.
(tức là không làm một lần và sau đó tuyên bố không hiệu quả!)
1. Ăn đều cả 3 nhóm Protein, Chất béo và Carb
Nghĩa là ăn protein, chất béo và carbohydrate không tinh chế ở mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ mà bạn tiêu thụ.
2. Uống gừng đến cảm giác nóng lên trong dạ dày và cổ họng
3. Sử dụng nhóm họ đậu trong hầu hết mọi bữa ăn
Theo chuyên gia dinh dưỡng, ốm nghén có thể thuyên giảm bằng cách chỉ ăn một phần nhỏ đậu trong mỗi bữa ăn vì chất xơ hòa tan trong đậu giúp tiêu hóa chất béo và tiết hormone sự đào thải.
Sử dụng bột ngũ cốc mix nhiều loại hạt (Tham khảo: NGŨ CỐC VIỆT LỘC), và đầu là 1 sự lựa chọn thoải mái và đơn giản hơn nếu các bạn cảm thấy quá phiền phức khia mỗi bữa ăn phải chế biến 1 loại đậu.
4. Hít Chanh khi buồn nôn
Bạn có thể mang theo một quả chanh đã cắt trong túi hoặc chỉ giữ lại một ít chai tinh dầu chanh trên người mọi lúc. Những lúc bạn đi siêu thị, sẽ thấy vô cùng hiệu quả khi mùi từ hàng hoá trong siêu thị sẽ dễ dàng khiến bạn muốn nôn.
Kết Lại
Đừng để việc ăn uống trở thành gánh nặng và khiến các bạn căng thẳng. Hy vong với danh sách 49 thực phẩm trị ốm nghén trong bài biết này sẽ phần nào tăng sự lựa chọn và thay đổi khẩu vị của mẹ bầu. Giúp các mẹ thư giãn hơn, bổ sung dinh dưỡng tốt hơn cho thai nhi trong bụng. Và cảm nhận sự phát triển của bé qua từng ngày các mom nhé.
Hãy yêu và trân trọng cơ thể của mình, vì giờ đây cơ thể này của bạn còn có một thiên thần đáng yêu sắp ra đời.
Pingback: 10 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ CẢM GIÁC THÈM ĂN KHI MANG THAI - Ngũ Cốc Việt Lộc