LỘ TRÌNH ĂN DẶM CHO BÉ TỪ 4 – 6 THÁNG

LỘ TRÌNH ĂN DẶM CHO BÉ TỪ 4 - 6 THÁNG
5/5 - (53 bình chọn)

PHẦN 1 – KHÁI QUÁT VÀ thức ăn dặm cho bé từ 4 tháng tuỔi trở lên

Tập Ăn Dặm Cho Bé Ngay Từ Tháng Thứ Tư

Nếu bé bú sữa bò thì mẹ đã có thể cho bé bú sữa pha bằng nước cháo loãng.

=> Lấy một muỗng gạo (muỗng cà phê) và nửa lít nước, nấu sôi trong vòng một tiếng đồng hồ, thêm nước chín vào cho đủ nửa lít dùng để pha sữa cho bé trong ngày. 

Bé Bắt Đầu Ăn Dặm Với Bột Ăn Dặm Từ Tháng Thứ 5

Từ tháng thứ 5 bé có thể bú sữa với nước cháo đậm đặc hơn (hai muỗng gạo) và ăn thêm bột sữa. Trên thị trường có nhiều loại bột sữa pha chế sẵn, chỉ cần thêm nước chín vào, khuấy đều là xong.

Bạn cũng có thể tự làm loại bột này bằng cách pha một hoặc hai muỗng bột với khoảng 6 muỗng sữa (180 gram), thêm nước và chút muối, để lửa nhỏ, nấu chừng 20 phút là có ngay một loại bột sữa ngon lành cho bé. (Xem thêm Bột Ăn Dặm Việt Lộc)

Bột, nước cháo giúp bé mau lên cân và giúp tiêu hóa sữa nhanh hơn, đồng thời cũng tập dần cho bé quen các thức ăn cứng để dễ cai sữa (bỏ bú) sau này.

Ngay từ tháng thứ tư, cơ thể bé đã có đủ các men cần thiết để tiêu hóa chất bột trong bột sữa và cháo. Riêng bột đậu phải 6 tháng trở lên mói tiêu hóa được, vì thế không được lạm dụng.

Sữa vẫn là thức ăn chính của bé trong giai đoạn này:

=> Bé 4 tháng ăn 2 – 3 muỗng bột

=> Bé 5 – 6 tháng ăn 4 – 5 muỗng bột là nhiều. Nên thêm mỡ, dầu vào bột. 

Thực đơn ăn dặm cho bé từ tháng thứ 5 có thể cho thêm rau: cà rốt, khoai bí, rau muống, rau dền, đậu… nấu nhừ, dùng nước pha sữa rồi dần dần cho ăn cả xác tán nhuyễn, thêm chút muối hoặc sữa, đường. 

Bé Ăn Dặm Từ Tháng Thứ 6

Từ tháng thứ 6 cho thêm thịt vào hầm vói rau cải, mỗi ngày cho bé ăn một vài muỗng, tuần ăn 3-4 lần. 

Cũng trong thời gian này, mỗi tuần cho ăn thêm trứng, chỉ lấy lòng đỏ, 1 tuần ăn 2 lần, mỗi lần khoảng 1/3 đến 1/2 lòng đỏ trứng.

Bé cũng có thể ăn thêm cam, chuối… Nếu bé bú sữa bò từ nhỏ thì có thể cho bé uống nước cam, chanh từ trong tháng vì bé cần được bổ sung vitamin C.

Mỗi lần mẹ thêm một thức ăn mới, nếu bé tỏ vẻ không ưa thì đừng ép. Kiên nhẫn tập cho bé. 

Ăn Dặm Cho Bé
Ăn Dặm Cho Bé Từ 4 – 6 Tháng

Chọn Thức Ăn Dặm Cho Bé Từ 4 Tháng Tuổi Trở Lên

Thế nào là thức ăn dặm công nghiệp?

Thức ăn dặm công nghiệp là thức ăn dặm được chế biến sẵn theo phương thức công nghiệp dành cho bé từ 4 tháng tuổi trở lên.

Thức ăn dặm cho bé có nhiều loại, trong đó loại chính là bột dinh dưỡng (bột dăn dặm), có nhiều vị mặn ngọt khác nhau, được chế biến sẵn; nghĩa là đã được làm chín, do đó không cần nấu, chỉ cần hòa tan với nước ấm sẽ có ngay một bữa ăn ngon lành cho bé. 

Ưu điểm của thức ăn dặm công nghiệp là mịn đều, dễ hòa tan trong nước, giúp bé dễ nhai nuốt, tiêu hóa tốt và tạo cảm giác ngon miệng; dễ dàng chế biến; thuận tiện khi người chăm sóc bé phải đi làm, đi chơi xa; dễ dàng thay đổi vị cho bé vì chủng loại đa dạng.

Những ưu điểm đó giúp thức ăn dặm công nghiệp ngày càng phát triển và trở thành lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

Thức ăn dặm công nghiệp thường được chế biến phối hợp từ các loại nguyên liệu như gạo, đậu, ngũ cốc, rau quả, thịt, cá, trứng, sữa… và thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Đầy đủ dinh dưỡng với 4 nhóm đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất.
  • Đầy đủ năng lượng cung cấp hàng ngày cho bé.
  • Phù hợp vói thói quen và khẩu vị của bé.

Ngoài ra còn có loại thực phẩm dạng hạt dành cho lứa tuổi đã mọc răng: bánh biscuit có bổ sung vitamin, calcium, DHA… thỏa mãn nhu cầu thích nhai, cắn của bé.

Có mấy loại thức ăn dặm cho bé?

Có 2 dạng chính: dạng bột (bột ăn dặm) và dạng sệt (dạng paste).

Dạng bột

1. Loại không cần bổ sung thêm: Công thức hoàn chỉnh: Thành phần dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất; chỉ cần pha vói nước ấm theo đúng hướng dẫn

2. Loại cần bổ sung thêm: Công thức chưa hoàn chỉnh: cần pha thêm rau, đạm; nhóm này được chế biến từ các ngũ cốc. Mục đích của nhà sản xuất là giúp người chăm sóc linh động thay đổi khẩu vị cho bé bằng cách bổ sung rau, đạm theo ý muốn.

Bột Ăn Dặm Việt Lộc Không Rau
Bột Ăn Dặm Việt Lộc Không Rau
Bột Ăn Dặm Việt Lộc Có Rau
Bột Ăn Dặm Việt Lộc Có Rau

Dạng sệt (paste)

Hiếm gặp, giá thành đắt, hạn sử dụng ngắn, khó bảo quản, dễ hư hỏng… Ngoài ra còn có cách phân loại theo vị:

  • Dạng mặn: Có vị mặn của thịt heo, bò, gà, cá, tôm, cua…
  • Dạng ngọt: Có hương vị ngọt của hỗn hợp trái cây như táo, chuối, cam, vani, chocolate…

Yêu cầu dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm cho bé

Ăn Dặm Cho Bé Từ 4 - 6 Tháng
Lộ Trình Ăn Dặm Cho Bé Từ 4 – 6 Tháng

Dù phân loại theo cách nào thì thức ăn dặm công nghiệp cũng phải tuân theo các quy định của Tổ chức Y tế Thế giớiTổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (WHO/ FAO Codex Stand 74 – 1981) là đầy đủ thành phần cần thiết và bảo đảm chất lượng.

Giá trị dinh dưỡng của thức ăn dặm phải cao, thành phần và đặc tính dinh dưỡng cân đối để cùng vói sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Trong đó đặc biệt quan tâm đến đạm và sắt.

  • Đạm: cần phải bổ sung đầy đủ đạm để đáp ứng sự phát triển của trẻ (chiếm 15% tính trên trọng lượng bột khô), nhưng không cung cấp vượt quá khả năng bài tiết của thận trẻ.
  • Sắt: Nhu cầu về sắt trong lứa tuổi ăn dặm cao, nếu không cung cấp đủ sẽ dẫn đến trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí óc và thể chất sau này.

Trong thực phẩm cho bé dưới 3 tuổi không bổ sung muối, chỉ có muối từ Nguyên liệu. Có đậm độ nhiệt lượng cao với độ đặc thích họp, dễ tiêu hóa, hấp thu và phù hợp với khẩu vị, thói quen ăn uống của trẻ.

Đối với thức ăn dặm, mẹ cần hiểu rõ đậm độ nhiệt lượngđộ đặc. Đây là những yếu tố quan trọng và có mối liên quan chặt chẽ vơi nhau.

Thông thường, việc tăng hàm lượng chất khô cũng đồng nghĩa với tăng đậm độ nhiệt lượng, nếu tăng độ đặc của bột thì trẻ sẽ rất khó ăn, khó nuốt.

Còn nếu độ đặc của bột vừa phải thì hàm lượng năng lượng thấp, trong khi dung tích dạ dày của trẻ còn nhỏ, có giới hạn nên khó đáp ứng đủ năng lượng.

Lưu ý: Thức ăn dặm là thức ăn dành cho đối tượng đặc biệt là trẻ em từ 4 tháng tuổi trở lên, do đó không thể dùng thức ăn dặm dành cho lứa tuổi nhỏ hơn.

Yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm

Thực phẩm không có vi sinh vật gây bệnh; không chứa bất kỳ chất độc, chất gây hại hoặc chất có nguồn gốc vi sinh vật có nguy cơ gây hại cho sức khỏe; không chứa phụ gia thực phẩm, chất bảo quản, hương tổng họp, màu tổng họp, không thêm muối…

Tư vấn chọn lựa

Các bà mẹ nên dựa vào một số điểm chính sau đây để làm cơ sở khi chọn thức ăn dặm cho trẻ:

  • Nên chọn mua thực phẩm chế biến sẵn tại các siêu thị, cửa hàng, những tiệm tạp hóa bảo quản sản phẩm tốt, nơi đặt sản phẩm khô ráo, sạch sẽ.
  • Nhiệt độ phòng vừa phải, không quá nóng, không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm; các sản phẩm không xếp chồng lên nhau quá nhiều. 

Lưu ý: 

  • Không mua thực phẩm ở các nơi bày bán chung vói các sản phẩm khác loại như xà phòng, bột giặt, mỹ phẩm, hóa chất.
  • Nên chọn những sản phẩm có bao bì mới và còn nguyên vẹn, không bị rách, có in các hướng dẫn rõ ràng; không bám bụi, mốc ẩm…
  • Nên chọn mua những thực phẩm có nhãn hiệu quen thuộc, uy tín, đã được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi.
  • Quan tâm đến các thông tin trên bao bì, chọn những thực phẩm ghi bằng tiếng Việt với chỉ định: “Dành cho bé lứa tuổi ăn dặm”, “Giai đoạn tập lật”, “Giai đoạn tập ngồi”, “Thích hợp với bé từ 4 tháng trở lên; có hướng dẫn cách sử dụng cụ thể, rõ ràng như: Mỗi bữa ăn mấy muỗng, ngày mấy bữa, năng lượng cung cấp tương ứng v.v…
  • Nếu cho bé ăn loại cần bổ sung rau đạm thì nên mua các loại bột ngũ cốc. Nếu thích loại đã bổ sung thì mua loại có công thức hoàn chỉnh.
  • Nên mua lượng thực phẩm đủ dùng trong 1 tháng, tránh để quá lâu vì có thể hết hạn sử dụng. Các sản phẩm nhất thiết phải còn trong hạn sử dụng.
  • Nên chọn loại không chứa phụ gia thực phẩm, không chứa chất bảo quản, hương tổng hợp, màu tổng hợp, không thêm muối…

Thuận lợi của việc dùng sản phẩm bột ăn dặm 

  • Mang đến sự tiện lợi cho người chăm sóc, vì chỉ cần pha vói nước ấm là có thể cho bé ăn ngay, tiết kiệm được thòi gian chuẩn bị bữa ăn cho bé. Có thể mang đi xa.
  • Thành phần dinh dưỡng, năng lượng trong bột ăn dặm đã được tính toán sẵn, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé nếu pha đúng cách.
  • Được tư vấn về cách thức cho bé ăn dặm, cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết thực đơn ăn dặm cho bé 

2. Dinh Dưỡng Cho Bé 5 – 6 Tháng Tuổi

Giai đoạn này xương khớp cổ của bé đã cứng cáp hơn. Bé có thể ngồi vững trong lòng cha mẹ mỗi lần bạn cho bé ăn.

Nếu bạn cho bé ăn bột bằng loại thìa phù hợp, bé biết cách lấy lưỡi đưa thức ăn vào trong khoang miệng và nuốt thức ăn qua cổ họng. 

Chế độ sữa dành cho bé 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bạn nên nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu đời.

Nếu muốn bổ sung thêm sữa ngoài, bạn nên chọn sữa công thức. Đây là loại sữa có các thành phần dinh dưỡng tương đương với sữa mẹ nên bé dễ hấp thu và ít xảy ra quá trình dị ứng sữa. 

– Bạn không nên dùng sữa đặc có đường, sữa bò tươi, sữa bột nguyên kem hoặc những loại sữa công thức khác không phù hợp với độ tuổi của bé. 

Bạn nên lưu ý cách pha sữa cho bé: Trên bao bì mỗi nhãn sữa riêng biệt đều có in kèm thông tin chỉ dẫn cụ thể số thìa, tỷ lệ nước để bạn pha sữa một cách hợp lý cho bé.

Bạn nên tránh pha sữa quá đặc bởi một số tác dụng phụ không mong muốn như:

=> Sữa quá đặc có thể khiến bé hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn mức cần thiết, bé tăng khả năng bị thừa cân, cũng “ép” thận của bé làm việc quá mức, hoặc bé dễ mắc phải chứng táo bón. 

=> Tuy nhiên, bạn cũng không nên pha sữa quá loãng vì sữa loãng sẽ khiến bé nhẹ cân do không được cung cấp đủ dinh dưỡng.

Khi pha sữa, bạn nên dùng thìa nhựa đính kèm hộp sữa, không nên vun đầy thìa mỗi lần đong sữa cho bé.

Ngoài ra, bạn cũng không nên đun sôi sữa của bé, vì nhiệt độ cao sẽ khiến lượng dinh dưỡng trong sữa bị hao hụt.  

=> Bạn không nên pha sữa của bé cùng các thực phẩm khác vì nguồn dinh dưỡng tối ưu có trong sữa sẽ mất cân bằng. Bên cạnh đó, điều này cũng khiến sữa của bé dễ bị đặc hơn.

=> Bạn không nên pha sữa với nước hoa quả vì các loại vitamin có trong hoa quả sẽ khiến bé khó hấp thụ hơn. 

Bạn nên cho bé bú mẹ theo nhu cầu: khoảng 2 – 3 giờ một cữ bú (tương đương 500 – 800 ml sữa/ngày, chưa kể sữa ngoài). 

Lưu ý khi cho bé ăn dặm

– Mỗi ngày bạn nên đảm bảo các bữa bột của bé (khoảng 2 – 3 bữa) đủ các nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột, rau xanh, đạm, chất béo, vitamin…

Bạn nhớ thêm dầu ăn vào bát bột cho bé để đảm bảo chất béo cần thiết giúp bé tăng cân.

Bạn có thể chọn loại dầu ô liu, dầu vừng (dành cho bé) để thay đổi khẩu vị, kích thích bé ngon miệng. 

– Bạn không nên thêm đường vào bát bột của bé, việc thừa đường có thể làm tăng men chua trong dạ dày, khiến bé dễ mắc chứng rối loạn tiêu hóa.

Bột có thể cản trở sự hấp thụ canxi, dẫn tới hiện tượng còi xương. Điều này giải thích vì sao nhiều bé trông bụ bẫm nhưng vẫn bị bác sĩ chẩn đoán là mắc chứng còi xương. 

Bạn không nên cho bé ăn quá thừa dưỡng chất:

Giai đoạn này bé cần đủ dinh dưỡng để phát triển nhưng hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên bé dễ bị rối loạn.

Nhiều mẹ mắc sai lầm với suy nghĩ cho bé ăn nhiều thịt, cá để bé tăng trưởng tốt. Điều này hoàn toàn phản tác dụng, bởi vì, việc dư thừa chất đạm có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

Kết quả, bé có thể bị thừa cân hoặc nhẹ cân. Tỷ lệ chất đạm của bé là khoảng 4g/kg thể trọng. 

KẾT LẠI

Bài viết cũng đã khá dài, ad xin tạm dừng bài viết, mong những chia sẽ trên sẽ cung cấp phần nào thông tin hữu ích cho các mẹ đang chuẩn bị bước vào chặng hành trình cho bé ăn dặm đầy mới mẻ và thử thách. Song cũng là những kỷ niệm khó quên cũng như lần đầu mẹ cho con bú. Tất cả sẽ mang lại những hoài niệm sâu sắc trong lòng người làm mẹ cùng nghề làm mẹ. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay